Hội thảo là công cụ được ưa dùng với các cá nhân, công ty, tổ chức, nhà nước cho những vấn đề cần thu hút sự tham gia đóng góp và phát huy ý kiến tập thể. Tuy nhiên, không phải hội thảo nào cũng thành công hay đảm bảo được tinh thần chia sẻ ý kiến của tập thể. Có những hội thảo chỉ mang tính hình thức, dẫn đến lãng phí tài lực, nhân lực và thời gian. Để phát huy được công năng của hội thảo một cách triệt để, tùy theo tính chất của hội thảo – thông tin, phản hồi hay bàn bạc, đề xuất… mà cách thức tổ chức có thể khác nhau. Sau đây, phòng hội thảo Hà Nội chia sẻ 3 công đoạn của một cuộc hội thảo để làm thế nào cho buổi hội thảo diễn ra thành công.
Đây là công đoạn đầu tiên và tối quan trọng, nó quyết định rất lớn sự thành công của một hội thảo. Trong công đoạn này, ban tổ chức cần phải xác định, tiên liệu đầy đủ các yếu tố liên quan như chủ đề, cách thức mục tiêu của hội thảo, thành phần tham dự, địa điểm, thời gian, lịch trình, tiến độ thực hiện, ngân sách, nhân sự, công tác hậu cần…, trong đó việc xác định mục tiêu cụ thể của hội thảo là rất quan trọng, nó sẽ là chỉ số kiểm chứng giúp ban tổ chức đánh giá mức độ thành công của hội thảo sau này.
Giai đoạn này bao gồm các bước như thông báo sự kiện, công tác hậu cần, thực hiện lịch trình của buổi hội thảo.
Ở đây, đảm bảo về mặt thời gian là việc kiểm soát thời gian của người điều hành hội thảo bởi vì, trong thực tế, có những hội thảo mà các phần trình bày chưa thực sự đi vào trọng tâm của chủ đề hội thảo và vượt xa thời gian quy định trong chương trình; hay có những ý kiến tranh luận đi quá xa so với chủ đề, mục tiêu mà hội thảo đang hướng đến.
Đối với những trường hợp này, vai trò của người điều hành là rất cần thiết để đảm bảo chương trình hội thảo không bị phá vỡ. Còn khi nói đến việc đảm bảo hình thức thảo luận phù hợp, thực ra, hình thức thảo luận trong hội thảo phải được xác định rõ ràng ngay từ khi lập kế hoạch. Tuy nhiên, tính linh hoạt, uyển chuyển của người điều hành là rất cần thiết nhằm đưa ra hình thức thảo luận phù hợp nhất và phát huy tối đa sự đóng góp của những người tham dự.
Trong thực tế, có những hội thảo mang tính bàn bạc và đề xuất giải pháp nhưng diễn biến của hội thảo chỉ có phần hội mà hoàn toàn thiếu hẳn phần thảo. Chẳng hạn, một hội thảo nhằm tìm kiếm giải pháp liên kết ngành trong khu vực, rất nhiều cơ quan chuyên ngành từ các tỉnh trong khu vực đều về tham dự nhưng chương trình hội thảo là một loạt phát biểu và trình bày tham luận. Cuối cùng là phần kết luận các ý kiến của vị đại diện chủ tọa đoàn mà hoàn toàn không có các động tác như chia nhóm thảo luận theo chuyên đề, trình bày kết quả thảo luận nhóm, hỏi – đáp, tổng kết các đề xuất, thành lập nhóm hành động, phân công các hoạt động sau hội thảo.
Đây là công đoạn thuộc về phần hậu kỳ nhưng không kém phần quan trọng, bởi những ý kiến, đề xuất, giải pháp, kết luận trong hội thảo phải được hệ thống lại để báo cáo cho các tổ chức, cá nhân có liên quan và tổ chức thực hiện chúng. Công đoạn này bao gồm hai bước cơ bản:
Căn cứ vào ba công đoạn: Hoạch định, trong khi thực hiện và sau khi thực hiện, phòng hội thảo Hà Nội hy vọng bạn sẽ áp dụng và tổ chức buổi hội thảo của mình sao cho hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu suất cao nhất và thành công nhất.
==> Xem thêm: Cho thuê phòng hội thảo tại hà nội
Phòng hội thảo Hà Nội Nam Dương Centre có địa chỉ tầng 4 tòa nhà MIPEC, số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội. Phòng hội thảo Hà Nội đẹp, sang trọng, đầy dủ tiện nghi cần thiết và hiện đại cho một phòng hội thảo. Hệ thống phòng có sức chứa từ 30 người đến 170 người và phục vụ cho các nhu cầu hội thảo, hội họp, sự kiện, đào tạo,…
Phòng hội thảo Nam Dương Centre thoải mái, cách âm tốt, sảnh ngoài rộng rãi. Bãi đỗ xe lớn xóa tan nỗi lo thiếu chỗ đỗ xe trong giai đoạn thiếu trầm trọng chỗ dừng đỗ xe hiện nay. Đội ngũ nhân viên của phòng hội thảo Hà Nội chuyên nghiệp tận tình, phục vụ bạn hơn cả sự mong đợi.
Phòng hội thảo Hà Nội Nam Dương Centre là sự lựa chọn hoàn hảo cho sự kiện của bạn
Hình ảnh:
Theo Huỳnh Ngọc Minh (TBKTSG)
Hội thảo là công cụ được ưa dùng với các cá nhân, công ty, tổ chức, nhà nước cho những vấn đề cần thu hút sự tham gia đóng góp và phát huy ý kiến tập thể. Tuy nhiên, không phải hội thảo nào cũng thành công hay đảm bảo được tinh thần chia sẻ ý kiến của tập thể....
Xem thêmHội thảo là công cụ được ưa dùng với các cá nhân, công ty, tổ chức, nhà nước cho những vấn đề cần thu hút sự tham gia đóng góp và phát huy ý kiến tập thể. Tuy nhiên, không phải hội thảo nào cũng thành công hay đảm bảo được tinh thần chia sẻ ý kiến của tập thể....
Xem thêmHội thảo là công cụ được ưa dùng với các cá nhân, công ty, tổ chức, nhà nước cho những vấn đề cần thu hút sự tham gia đóng góp và phát huy ý kiến tập thể. Tuy nhiên, không phải hội thảo nào cũng thành công hay đảm bảo được tinh thần chia sẻ ý kiến của tập thể....
Xem thêm