3 Kĩ Năng Cơ Bản Điều Hành Một Cuộc Họp Thành Công

           Người lãnh đạo chính là người chịu trách nhiệm nội dung và sự thành công của cuộc họp. Không những phải chính xác về mặt thời gian mà còn phải chịu trách nhiệm về quá trình thảo luận, tranh luận giữa các thành viên, khéo léo điều khiển để tránh xảy ra mâu thuẫn, […]

           Người lãnh đạo chính là người chịu trách nhiệm nội dung và sự thành công của cuộc họp. Không những phải chính xác về mặt thời gian mà còn phải chịu trách nhiệm về quá trình thảo luận, tranh luận giữa các thành viên, khéo léo điều khiển để tránh xảy ra mâu thuẫn, xung đột không cần thiết. Do vậy người điều hành cuộc họp cần có những kĩ năng cơ bản nhất để tổ chức một cuộc họp thành công.

Bước 1: Chuẩn bị những thứ cần thiết.

           Bởi vì trong cuộc họp đa số trao đổi đều mang tính tự phát, quá trình cuộc họp diễn ra không hoàn toàn được định trước mà nó chỉ theo một khung xương cơ bản. Ngoài ra kết quả của cuộc họp không thể thống nhất một cách nhanh chóng được mà cần người lãnh đạo đúc kết và thống nhất từ mọi người. Hai điều quan trọng nhất khi chuẩn bị tiến hành một cuộc họp đó là: Đặt ra mục đích rõ ràng, thực tế và chuẩn bị những vấn đề cơ bản cần được giải quyết, tranh luận trong cuộc họp.

           Đối với mục tiêu cốt lõi, là người lãnh đạo bạn phải nhìn ngay ra nó khi cuộc họp được bắt đầu vì đôi khi các vấn đề cần giải quyết không cần đến việc phải thành lập một cuộc họp. Thông thường một cuộc họp được mở ra khi chúng ta cần giải quyết các vấn đề cần tư duy, cập nhập thông tin mới hoặc tổng họp chúng.

          Vấn đề cần bàn bạc chính là cốt lõi của cuộc họp, người lãnh đạo phải dựa vào yếu tố này để xây dựng đề cương cho cuộc họp. Cần phân chia thời gian cho mỗi vấn đề một cách hợp lý.

Bước 2: Thể hiện vai trò điều hành một cách hiệu quả.

          Người điều hành chính là người chịu trách nhiệm nội dung và kết quả của cuộc họp. Do vậy trước hết bạn phải là người tuân thủ chính xác về mặt thời gian, sắp xếp nó một cách hợp lý. Bạn cũng phải giám sát quá trình tranh luận một cách chặt chẽ, điều khiển chiều hướng cuộc họp, tránh xảy ra mâu thuẫn, xung đột không đáng có.

         Lắng nghe nhiều hơn nói, cần quan sát các thành viên và ghi nhớ thái độ của họ trong khi làm việc. nếu có thể bạn nên thúc đẩy quá trình tương tác giữa mọi người với nhau, điều này sẽ cải thiện thái độ làm việc chung của họ.

Bước 3: Tổng hợp cuộc họp.

          Trước khi kết thúc cuộc họp hãy tổng kết lại những vấn đề đã giải quyết được hoặc chưa giải quyết được và giao việc cho từng thành viên. Đưa ra đánh giá về cuộc họp và thái độ của mọi người, tuyên dương phê bình những thành viên trong tổ chức và xin ý kiến của mọi người về cuộc họp mà mình tổ chức điều này giúp bạn hoàn thành tốt hơn ở các cuộc họp sau.

PHÒNG HỘI THẢO NAM DƯƠNG

👉 Liên hệ đặt phòng hội thảo:

Phòng hội thảo Nam Dương


Tin tức liên quan

8
2413 Tháng

Cách Tổ Chức Hội Thảo Khách Hàng

           Người lãnh đạo chính là người chịu trách nhiệm nội dung và sự thành công của cuộc họp. Không những phải chính xác về mặt thời gian mà còn phải chịu trách nhiệm về quá trình thảo luận, tranh luận giữa các thành viên, khéo léo điều khiển để tránh xảy...

Xem thêm
8
2406 Tháng

Làm Sao Để Bạn Thật Chuyên Nghiệp Trong Buổi Hội Thảo Khách Hàng

           Người lãnh đạo chính là người chịu trách nhiệm nội dung và sự thành công của cuộc họp. Không những phải chính xác về mặt thời gian mà còn phải chịu trách nhiệm về quá trình thảo luận, tranh luận giữa các thành viên, khéo léo điều khiển để tránh xảy...

Xem thêm
8
2398 Tháng

Bí Quyết Chinh Phục Khách Mời Hội Nghị

           Người lãnh đạo chính là người chịu trách nhiệm nội dung và sự thành công của cuộc họp. Không những phải chính xác về mặt thời gian mà còn phải chịu trách nhiệm về quá trình thảo luận, tranh luận giữa các thành viên, khéo léo điều khiển để tránh xảy...

Xem thêm